DU LỊCH AN GIANG - Địa Điểm Du Lịch | Travel Viet Nam | Nơi Ăn Chơi Lý Tưởng

An Giang tỉnh ở phía Tây Nam bộ, giáp Campuchia. Tây Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp TP Cần Thơ, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp.
Di tích lịch sử & danh lam thắng cảnh, điểm đến An Giang:


- Châu Đốc nổi tiếng với Miếu Bà Chúa xứ; khu du lịch núi Sam với nhiều di tích lịch sử như Lăng Thoại Ngọc Hầu; chùa Tây An…

- Làng bè Châu Đốc: nổi tiếng nuôi cá tra, ba sa từ lâu đời, nơi đây có hàng trăm bè cá san sát nhau trên sông, cũng là nơi sinh sống của hàng trăm gia đình.

- Lâm viên núi Cấm: thuộc huyện Tịnh Biên, nơi có đường xe ô tô lên núi, có chùa Phật Lớn lâu đời, có tượng Phật Dilặc lớn nhất nước.

- Rừng tràm Trà Sư: điểm du lịch sinh thái rộng trên 700ha, nằm giữa vùng tứ giác Long Xuyên (thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên).

- Búng Bình Thiên: (còn gọi là hồ nước trời) là một hồ nước ngọt quanh năm xanh ngát tại huyện An Phú, nơi tổ chức lễ hội hàng năm.

- Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng: thuộc cù lao ông Hổ, nơi Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã sống thời niên thiếu. Tại khu lưu niệm có trưng bày hình ảnh, hiện vật và tư liệu cuộc đời  và sự nghiệp của cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

- Khu di tích lịch sử đồi Tức Dụp: xã An Tức, huyện Tri Tôn, đây là ngọn đồi cao thuộc núi Cô Tô. Trong chiến tranh, Mỹ đã oanh kích suốt 128 ngày đêm, ném bom đạn tốn đến 2 triệu USD nhưng vẫn không chiếm được ngọn đồi này. Hiện nay, đồi Tức Dụp được mệnh danh là ngọn đồi 2 triệu USD, được đông đảo du khách đến tham quan.


Các lễ hội:


-         Lễ hội Bà Chúa Xứ: Tổ chức hàng năm vào ngày 23-25 tháng 4 (Âm lịch) tại miếu Bà Chúa Xứ.

-         Lễ hội Chol Chnam Thmay: Tết của dân tộc Khmer, vào giữa tháng 4 hàng năm.

-         Lễ hội Đua bò: Tổ chức hàng năm vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 (Âm lịch) tịa vùng Bảy Núi.

-         Lễ hội Hát Gi: Lễ hội của ngưòi Chăm, được tổ chức 7-10 tháng 12 (Hồi lịch).
Đặc sản An Giang
Đến Bảy Núi, An Giang, sẽ là thiếu sót nếu du khách không dành chút thời gian để thưởng thức món đặc sản dân dã nổi tiếng phố núi Tịnh Biên: bánh canh Vĩnh Trung.

Cách đây hàng chục năm, cô Neang Oanh Na vì mê hương vị gạo thơm Neang Nhen nên cất công chế biến bánh canh từ loại gạo ngon trời đất dành cho vùng đất núi này. Món bánh canh giò heo với nước súp mùi vị đậm đà, cọng bánh thơm ngon, giá bình dân đã nhanh chóng thu hút khẩu vị người bản xứ.

Theo đà ăn nên làm ra, Neang tiếp tục chế biến món bánh canh cá, tôm, canh gà và nay là bánh canh thập cẩm cá tôm, giò heo, gà. Bánh canh Neang thu hút khách du lịch, Việt kiều, dân bản địa bởi nó có điểm lạ so với bánh canh khác, cọng bánh không tròn mà lại dẹp! Bột gạo nhồi ra từ hạt gạo thơm thuần khiết nên cọng bánh dẻo dai cắn cái nghe thơm thơm đầu lưỡi.

Nước súp ninh nhừ từ xương heo, xương gà, cá đồng, tôm hòa quyện lại với cọng bánh đã thấm đậm ớt cay, ngò gai, lá hành tạo ra dư vị mặn mà khó quên. Song cái độc đáo của bánh canh Neang Nhen là ở chỗ nước mắm chấm đặc chế, bánh canh Neang mà chấm với nước mắm thường thì mùi vị lợt lạt, cọng bánh thấm vào đầu lưỡi chẳng còn vị đậm đà.

Ngon, lạ miệng, giá lại rẻ từ 3.000-7.000 đồng/tô, bánh canh Neang Oanh Na được chủ nhân thuận cho các quán Vĩnh Trung phổ biến thành món ăn đại trà phục vụ du khách, dân bản địa... Lần hồi món bánh canh Neang Oanh Na được gọi bằng cái tên chung chung là bánh canh Vĩnh Trung. Tới xã Vĩnh Trung bạn có thể thưởng thức bánh canh đặc sắc này ở các ấp Vĩnh Tâm, Vĩnh Lập, mỗi quán đều treo bảng "Bánh canh Vĩnh Trung".

0 comments:

Post a Comment

 
Top